truyện ma audio

Sáng 10/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 với trên 94% đại biểu truyện tỏ tình

【truyện tỏ tình】Quốc hội chốt năm 2024 vay hơn 690.500 tỷ đồng

Sáng 10/11,ốchộichốtnămvayhơntỷđồtruyện tỏ tình Quốc hội biểu quyết thông qua dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 với trên 94% đại biểu tán thành. Theo đó, thu ngân sách là hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Quốc hội cũng đồng ý chuyển 19.040 tỷ cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư của một số địa phương sang bố trí dự toán năm 2024 để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng một tháng.

Các đại biểu thông qua Dự toán ngân sách năm 2024. Ảnh: Hoàng Phong

Các đại biểu thông qua Dự toán ngân sách năm 2024. Ảnh:Hoàng Phong

Năm sau sẽ dành trên 2,1 triệu tỷ đồng cho các khoản chi thường xuyên, đầu tư và các khoản chi khác. Như vậy, mức bội chi ở mức 399.400 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP, trong đó trên 94% là bội chi ngân sách trung ương.

Tổng mức vay ngân sách năm 2024 là 690.553 tỷ đồng, tăng trên 42.430 tỷ đồng so với số được quyết nghị năm 2023. Khoản vay này sẽ được dành để bù đắp bội chi, trả nợ gốc và vay về cho vay lại.

Trước khi đại biểu bấm nút thông qua, một số ý kiến lo ngại các khoản thu từ đất được xây dựng tăng cao có thể khó khăn do các địa phương đang gặp khó. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng năm 2023, Chính phủ có nhiều giải pháp mạnh mẽ để khôi phục và thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng, và đây sẽ là căn cứ khả thi cho xây dựng dự toán từ tiền sử dụng đất năm sau.

Để thực hiện tốt việc này, Quốc hội giao Chính phủ điều hành chính sách tài khóa hợp lý, linh hoạt và đồng bộ với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.

"Cần có giải pháp khắc phục đà suy giảm các chỉ tiêu về tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước trên GDP và tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách", Nghị quyết của Quốc hội nêu.

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp 6. Ảnh: Hoàng Phong

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp 6. Ảnh: Hoàng Phong

Để tăng quản lý thu, cơ cấu lại nguồn thu, Chính phủ phải sớm trình Quốc hội các dự án sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế; thực hiện các giải pháp chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, nhất là trong thương mại điện tử.

Quốc hội cũng cho phép dùng gần 146 tỷ đồng số tạm cấp năm 2022 cho một số địa phương hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư, và chuyển nguồn này cho các địa phương khác đang thiếu, quyết toán tại niên độ ngân sách 2023.

Gần 13.800 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương 2021 sẽ được dành để dự toán, kế hoạch đầu tư công các năm 2023-2025 cho các dự án của Bộ Giao thông Vận tải và 8 địa phương. Ba chương trình mục tiêu quốc gia 2023 cũng được chuyển nguồn dự toán sang 2024 để tiếp tục thực hiện.

Cải cách tiền lương được thực hiện từ 1/7/2014 theo Nghị quyết 27 của Trung ương. Tại Nghị quyết thông qua hôm nay, Quốc hội cho biết kinh phí thực hiện cải cách tiền lương được bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách Nhà nước.

Trên 19.000 tỷ đồng từ thu cải cách tiền lương ngân sách địa phương hết năm 2023 còn dư sẽ được chuyển sang dự toán 2024, để thực hiện tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng một tháng từ 1/7/2024.

Cho ý kiến trước đó, nhiều đại biểu đề nghị tính toán thận trọng, cân đối hợp lý, có lộ trình phù hợp, bảo đảm công bằng xã hội. Các đại biểu cũng cho rằng, cần thực hiện đồng bộ giữa việc điều chỉnh mức lương cơ sở cùng với đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm biên chế gắn với xây dựng vị trí việc làm, tránh cào bằng.

Chính phủ cũng cần báo cáo tổng thể chính sách cải cách tiền lương và cân đối nguồn lực thực hiện 2024-2026 và tới 2030. Trong đó, ngoài chế độ với cán bộ, công chức, viên chức, cần tính đến nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, lương, phụ cấp với cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, bản.

Báo cáo trước Quốc hội tại phiên chất vấn hôm 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã tiết kiệm được hơn 560.000 tỷ đồng cho cải cách tiền lương tới 2026.

Cùng cải cách tiền lương, theo nghị quyết của Quốc hội, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công cũng được điều chỉnh cùng lương cơ sở từ 1/7/2024.

Riêng với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước của Trung ương đang thực hiện các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù, mức lương, thu nhập tăng thêm tính theo lương cơ sở 1,8 triệu đồng một tháng tới hết tháng 6/2024. Việc này cần bảo đảm lương, thu nhập không vượt mức họ được hưởng tháng 12/2023. Mức hưởng theo cơ chế đặc thù này không gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024.

Từ ngày 1/7/2024, cơ chế đặc thù với các cơ quan, đơn vị hành chính sẽ được bỏ, và áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Quốc hội yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương.

Anh Minh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap